Khi bạn ngước nhìn lên bầu trời đêm, tất cả mọi ngôi sao dường như đều giống nhau cả. À tuy vậy, thật sự chúng đều khác nhau về kích cỡ cũng như màu sắc. Màu sắc của một ngôi sao phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt của nó. Trái với những gì bạn thường nghĩ thì những ngôi sao màu xanh lại nóng hơn những ngôi sao màu đỏ đó! Sự thật là các sao màu đỏ là những ngôi sao lạnh nhất! Những ngôi sao màu đỏ tí hon, có tên gọi là “ sao lùn đỏ”, cho tới nay chúng được xem là loại sao phổ biến nhất trong dải Ngân hà chúng ta.
Gần đây, nhờ vào việc sử dụng chiếc kính thiên văn cỡ lớn, một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy các hành tinh đá mà kích cỡ không lớn hơn trái đất bao nhiêu thì khá phổ biến như các “sao lùn đỏ” vậy. Những hành tinh chỉ lớn hơn trái đất chút xíu này được gọi là “Siêu trái đất”.
Các nhà thiên văn học ước đoán cứ 10 sao lùn đỏ trong Ngân hà chúng ta thì hết 4 sao lùn đỏ có các siêu trái đất xoay quanh chúng ở khoảng cách nhất định, khoảng cách lý tưởng để nước tồn tại được dạng lỏng trên các siêu trái đất này. (Nếu quá gần một ngôi sao thì nước sẽ bị bốc hơi, song nước sẽ bị đóng băng khi hành tinh ở cách quá xa lượng nhiệt từ ngôi sao tác động tới.)
Bởi vì có khoảng 160 tỉ sao lùn đỏ trong Ngân hà, điều đó có nghĩa rằng có khoảng hơn 10 tỉ thế giới trong thiên hà chúng ta mà không to hơn trái đất bao nhiêu và chúng có đại dương. Đây quả là một phát hiện thú vị vì các hành tinh này có thể có sự sống của người ngoài hành tinh đấy chứ!
Bạn có biết
Mặt trời chúng ta rộng gấp 10 lần trái đất, song nó vẫn là một ngôi sao lùn so với những ngôi sao khác – chính xác nó là sao lùn vàng.
Información adicional
Bài viết được viết lại theo thông tin từ thông cáo báo chí của ESO
Share: