Siguenos
iBookstore
Android app on Google Play
Like Us
Un programa de
Thế vận hội Vũ trụ

Vũ trụ của em

28 de June de 2012, Ho Chi Minh city

Không có bất cứ vật chất nào trong vũ trụ lại không chuyển động. Thực tế là hầu hết các ngôi sao như những vận động viên điền kinh, bởi vì chúng luôn dịch chuyển trong vũ trụ suốt cả “cuộc đời” của mình. Tuy nhiên, gần đây các nhà thiên văn học đã nhận thấy một ngôi sao (các bạn có thể thấy ngôi sao ấy là đốm xanh lá cây nhòe đẹp mắt được đóng khung trong bức hình thiên văn đính kèm bài này) luôn chạy nước rút, e rằng “hắn ta” là một trong những đối thủ “nặng ký” trên trường đua.

Để dự đoán được tốc độ di chuyển của ngôi sao này, các nhà thiên văn học phải tính toán, tìm ra khoảng cách bao nhiêu nếu tính từ lúc nó bắt đầu “chặng đua” của mình và điều đó sẽ mất bao lâu. Các nhà thiên văn học cho rằng ngôi sao này xuất phát đường đua của mình từ ngay tâm của đám mây khí gas và bụi màu tím như trong bức hình thiên văn này. Đó là bởi vì đây là một nhóm sao đặc biệt, chúng luôn chuyển động xoay tròn quanh một tâm với vận tốc rất lớn. Chúng được gọi là “ẩn tinh”. “Ẩn tinh” được “ra đời” từ các vụ nổ mà tạo nên các đám mây khí gas và bụi.

Theo đánh giá ước lượng, các nhà thiên văn học cho rằng các “ẩn tinh” chuyển động với vận tộc đáng kinh ngạc, dao động từ 9 đến 11 triệu km/giờ! Và đây là vận tốc lớn nhất của “ẩn tinh” mà con người khám phá ra được! Nhưng chúng vẫn có “đối thủ” nặng kí tranh giành danh hiệu này, một số “ẩn tinh” trước đây đã được ước lượng đang đạt vận tốc từ 5 đến 10 triệu km/giờ.

Thật đáng tiếc cho các nhà thiên văn học khi họ không thể kéo 2 “anh chàng” vận động viên điền kinh cừ khôi này vào chung một đường đua của thế vận hội vũ trụ, để có thể xác định và tìm ra nhà vô địch. Thay vì đó, các nhà thiên văn sẽ phải cực lực tìm ra hướng giải quyết khác và tinh chỉnh để đưa ra kết quả chung cuộc thuyết phục nhất.

Bạn có biết

Nếu một “ẩn tinh” chuyển động với vận tốc 11 triệu km/ giờ thì nó có thể vòng quanh xích đạo trái đất chúng ta chỉ trong 13 giây thôi đấy!

Share:

More news
14 September 2020
10 September 2020
3 September 2020

Fotografías

Las Olimpíadas Espaciales
Las Olimpíadas Espaciales

Printer-friendly

PDF File
1021,1 KB